Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Posted by jinson on 19:32 No comments
Từ khoảng hai chục năm nay, chuyện học thêm, dạy thêm luôn là đề tài quen thuộc trên các trang báo mạng, báo giấy. Mỗi người một quan điểm, đề xuất một cách xử lý. Nào là cấm, rồi cấp phép, đăng ký, cho dạy thêm có điều kiện, …nhưng tình hình vẫn “giẫm chân tại chỗ”.

Trong khi các cơ quan quản lý giáo dục hết sức lúng túng, chúng ta chỉ còn cách tự lo, tự cứu lấy mình và con cái mình. Để giúp các bậc cha mẹ có con đang đi học, chúng tôi xin trình bày một vài gợi ý về vấn đề này.

http://tuyensinh89.com/wp-content/uploads/day-them-hoc-them.jpg
Hình minh họa
HỌC THÊM Ở CÁI “THỜI XA VẮNG”

Phải nói thực, học thêm (hay nói cách khác là cần được giúp đỡ, kèm cặp) là một nhu cầu có thật, nhu cầu chính đáng của học sinh không phải chỉ ở cuộc sống hôm nay. Một lớp học có tới 40, 50 học sinh, làm sao trình độ có thể như nhau được. Vì thế, học sinh đòi hỏi có người giúp đỡ để theo kịp trình độ chung (với học sinh yếu), hoặc với người trung bình trở lên, có thể mở rộng kiến thức, để học khá, học giỏi trở thành nhu cầu không thể thiếu. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, do áp lực của thi đua, không ít học sinh được lên lớp một cách gượng ép, ngồi nhầm lớp là một hiện tượng khá phổ biến.

Thời chúng tôi đi học (khoảng những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước), nhu cầu này được thỏa mãn bằng nhiều cách khác nhau. Một số gia đình khá giả thường mời gia sư cho con em. Gia sư thường là những học sinh, sinh viên ở các tỉnh về Hà Nội trọ học (ngay học trung học (cấp cơ sở và phổ thông) không phải tỉnh nào cũng có trường, nên học sinh phải về Hà Nội, ở trọ để đi học). Họ làm gia sư để phụ giúp thêm chi phí ăn học. Có người dạy theo buổi theo tuần do hợp đồng với gia chủ. Có người được gia chủ cho ăn ở tại nhà mình, đổi lại, họ có trách nhiệm kèm cặp những đứa con của gia chủ đang đi học.

Nhưng tuyệt nhiên, không có việc thầy giáo làm gia sư, đi “dạy thêm”. Các thầy giáo theo tôi được biết, không bao giờ “thèm” làm việc này. Vì trước hết, lương của thầy giáo không cao, nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống no đủ cho gia đình (vợ và ba, bốn, thậm chí năm sáu đứa con. (Trước năm 1958, Bố Mẹ tôi chỉ là nhân viên bình thường (mãi gần 20 năm sau, khi về hưu vẫn chưa lên được cấp chuyên viên), nhưng lương vẫn đủ nuôi năm đứa con ăn học, có thời gian vẫn có tiền thuê người giúp việc). Vừa lòng với cuộc sống thanh đạm, thời gian rảnh rỗi, người thầy dành để đọc sách, vui với những say mê riêng. Và thứ hai là lòng tự trọng không cho phép họ ngửa tay ra nhận tiền của cha mẹ học sinh. Một khi đã có đồng tiền chen vào, quan hệ sẽ không còn là quan hệ thầy trò nữa. Ngay ở các trường tư, học trò đi học phải nộp tiền hàng tháng, nhưng cũng không bao giờ người ta để cho thầy giáo phải đứng ra thu tiền của học sinh. Vì thế, không thể tránh được có thầy cũng bị học sinh không thích, thậm chí là ghét do sự khác biệt tính cách, nhưng tuyệt nhiên không có thầy nào bị học sinh coi thường. Các thầy đều là những “khuôn vàng thước ngọc” cho chúng tôi noi theo.

Nhu cầu “học thêm” của phần lớn học sinh được giải quyết bằng nhiều cách theo tôi rất hiệu quả mà ít tốn kém. Các gia đình có nề nếp bao giờ cũng có một nơi học cho các con. (Không phải là “góc học tập”, hình thức tổ chức dành cho con em các gia đình ở nông thôn chưa có điều kiện học tập cho con em được khuyến khích từ những năm 70). Rất đơn giản, chỉ là một cái bàn rộng, mỗi đứa con có một cái ghế. Nhà khá giả thì bàn đẹp, ghế tựa, nhà nghèo thì bàn chỉ là một tấm ván, vài cái ghế băng, ghế đẩu, có khi chỉ quanh cái phản. Sáng và chiều, ai đi học trường người ấy. Buổi còn lại thì tự học ở nhà và làm mọi việc phụ giúp cho cha mẹ. Vào buổi tối, sau khi cơm nước, dọn dẹp xong, anh chị em (có khi cả anh chị em họ) vào ngồi học chung xung quanh cái bàn. Một ngọn đèn treo ở giữa lấy ánh sáng, ai ngồi chỗ ấy, học bài của mình. Ai có điều gì chưa hiểu, có bài tập chưa làm được thì hỏi anh, chị, những người học lớp trên. Giảng giải cho em xong, anh, chị lại tiếp tục học bài. Các em trước khi rời khỏi bàn học, phải chịu sự kiểm tra của anh, chị theo phân công của cha mẹ. Bốn năm anh em ngồi học nhưng không bao giờ nói chuyện riêng, cười đùa đến quên cả việc học. Anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau. Bố mẹ ít phải chú ý đến. Mà nói thật, lúc ấy, số bố mẹ có đủ trình độ để bảo ban các con học từ trung học trở lên không nhiều. Nhưng qua việc giúp đỡ các em, bố mẹ có thể biết trình độ của đứa con mình học các lớp trên như thế nào. Qua việc cùng nhau học tập ấy, tình cảm anh em có thêm điều kiện gắn bó.

Với những anh, chị học các lớp trên, không thể nhờ sự giúp đỡ của ai trong gia đình thì bè bạn là những người hỗ trợ hữu hiệu. Không có quy định “học nhóm”, nhưng trong lớp tự phát hình thành các nhóm học tập từ các nhóm bạn thân. Có bài gì không hiểu, bài gì chưa làm được thì hỏi lẫn nhau. Ai khá môn nào hơn thì chỉ dẫn cho các bạn khác. Trao đổi, giúp nhau khắp nơi, mọi lúc. Có khi đến nhà nhau, có khi trên đường đi học, trong giờ ra chơi. Trong học sinh tự nhiên hình thành một không khí học tập sôi nổi mà chẳng cần ai phát động. Làm hết bài tập trong sách giáo khoa, các nhóm tự tìm sách, tài liệu để có bài tập làm thêm. Tôi nhớ thời kỳ học cấp 2 và đầu cấp 3, mấy ki-ôt bán sách báo quanh Bờ Hồ có bán mấy cuốn sách kiểu như luyện thi Toán, in trên giấy không được trắng do tư nhân biên soạn và phát hành, cửa hàng sách ngoại văn ở Hà Nội (cạnh Tràng Tiền Plaza bây giờ) có bán sách Toán của Liên Xô. Không có tiền mua, nhiều nhóm chúng tôi đã tới đây đầu tiên là “vờ mua” rồi quen dần thì mượn những cuốn sách này để chép bài tập về làm. Một người đọc, một người chép. Với những bài toán đại số thì không có khó khăn gì, còn với toán hình học và các bài tập đòi hỏi “chữ nghĩa dài dòng” thì những người có điều kiện tiếp cận với tiếng Nga, học một số từ tiếng Nga cần thiết, vừa “đoán” vừa “dịch” ngay tại chỗ cho bạn khác chép. Các chị bán hàng (lúc ấy gọi là “chị” chứ không gọi là “cô” như sau này) cũng thông cảm, thấy bọn tôi đến quấy rầy không cảm thấy khó chịu, lấy sách đưa cho, chỉ vào bên trong đứng chép cho gọn, không ảnh hưởng đến khách vào mua hàng. Từ một bản chép ấy, người nọ truyền cho người kia, năm trước truyền cho năm sau, thế là có thêm tài liệu học tập. Những cuốn vở chép được ấy quý hơn vàng.

Lúc ấy cũng chẳng có “trường chuyên lớp chọn”. Lớp nào cũng có những bạn khá, giỏi. (phải nói là có người cực giỏi). (Tất nhiên cũng có không ít người “yếu”. Nhưng không có “kém”. Những người này đã được “thanh lọc” qua từng năm học rồi.) Họ vừa là tấm gương rất sinh động cho các bạn trong lớp noi theo, đồng thời, họ cũng sẵn sàng giúp giải quyết những thắc mắc trong học tập cho mọi người. Hãn hữu mới có chuyện hỏi thầy. Thầy lúc ấy với chúng tôi vẫn còn thuộc diện “kính nhi viễn chi” mặc dù thầy nào cũng vui vẻ giải đáp khi thắc mắc của học sinh.

Và cứ thế, chúng tôi lên lớp, rồi một số thi vào đại học.

Nhưng cũng phải nhớ điều này. Năm nào cũng có những học sinh phải ở lại. Thường những người bị “ở lại” là thôi học, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình không cho phép học lại một năm nữa. Vì luôn có nguy cơ bị “đào thải” nên ít ai dám lười. Danh dự của bản thân, công lao của cha mẹ “một nắng hai sương” nuôi cho ăn học,.. những điều ấy khiến cho mỗi chúng tôi phải luôn cố gắng. Chất lượng học tập tương đối được đảm bảo là do thế. Tự học, khổ học khiến chúng tôi vừa học vừa tự rèn luyện về nhân cách.

DẠY THÊM HỌC THÊM TRONG NHỮNG NĂM 70

1965, tôi mới đi dạy học. Trường học ở một miền quê. Rất nhiều học sinh phải trọ học, (nhà xa trường, có khi tới 15 km, chẳng ai có xe đạp, phải ở nhờ nhà dân gần trường, cũng không phải tiền nong gì, chỉ làm giúp những công việc trong nhà như con em trong gia đình ngoài thời gian đi học). Nhà ở thường không có điều kiện thuận lợi cho học tập, tối thiểu là bàn ghế nhiều khi cũng chẳng có. Gần đến kỳ thi tốt nghiệp (thường là từ cuối tháng 4), buổi tối, nhà trường yêu cầu học sinh tới trường học tập trung. Mỗi học sinh mang một cái đèn dầu, đèn thắp như sao sa. Cứ hai tổ ngồi trong một lớp học. Vừa giúp nhau ôn bài, vừa kiểm tra lẫn nhau để không làm việc riêng. Giáo viên chúng tôi được phân công, mỗi môn sắp thi có một người trực buổi tối. Công việc là ngồi một nơi, nhà trường cấp cho mỗi thầy một cái đèn “bão” (loại đèn dầu to và sáng hơn đèn “hoa kỳ”, có thể đi ngoài gió bão), học sinh có thắc mắc gì, thầy giải đáp. Nếu vấn đề gì có nhiều học sinh hỏi thì đến buổi học hôm sau, thầy sẽ giải đáp chung (vì ngay lúc ấy không thể dùng bảng đen). Có hiệu lệnh trống điều hành giờ học giờ nghỉ hẳn hoi. Giáo viên cũng không có ai yêu cầu tiền thù lao. Cứ như thế hơn một tháng, đến khi học sinh thi mới thôi.

Sau khi miền Nam giải phóng, sự chênh lệch trong cuộc sống đã xuất hiện. Một số người do “miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”, do có điều kiện dễ dàng qua lại giữa hai miền, làm được việc trao đổi hàng hóa nên đời sống có cải thiện. Trong nhà đã có ti-vi, tủ lạnh, xe máy, máy quay băng…Thực tế ấy nhắc nhở mọi người cần có cuộc sống vật chất tốt hơn. Cuộc thi chọn vào lớp 8 (lớp đầu cấp 3, tương đương lớp 10 nay) khá gay gắt. Một số gia đình có con chuẩn bị bước vào kỳ thi này rất lo lắng nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Thế là cung cầu gặp nhau. Những lớp luyện thi vào lớp 8 được hình thành. Ban đầu là chỉ dành cho con cháu trong nhà. Rồi một vài người quen thân cũng gửi con. Dần sau thời gian ngắn, mỗi lớp đã có tới hơn chục học sinh. Nhưng lúc này cả người dạy và người học đều phải giấu giếm như làm việc quốc cấm. Một bà là người đứng đầu phòng văn hóa thông tin có con theo học, thỉnh thoảng gặp tôi hỏi về tình hình học hành của con cái mà theo bà ấy “cứ giấm giấm giúi giúi như buôn bạc giả”. Nhưng rồi “phong trào” ngày càng phát triển, chẳng ai cấm được, vì cả người học và người dạy hoàn toàn tự nguyện. Ai dạy có hiệu quả (học sinh thi đỗ nhiều) thì năm sau nhiều người đến xin học cho con. Nhưng mỗi lớp cũng chỉ khoảng trên chục học sinh. Số lượng hạn chế như vậy mới có thể dạy dỗ chu đáo. Những lớp này mang tính chất như lớp luyện thi, chỉ bắt đầu từ khoảng tháng 4 và kết thúc sau kỳ thi tuyển học sinh vào cấp 3 hàng năm.

Cái tiêu cực của những lớp kiểu này là có những thầy dạy nhiều lớp quá, một lớp nhận nhiều học sinh quá, hiệu quả kinh tế thì cao, nhưng hiệu quả đỗ thì thấp vì học sinh không được kèm cặp sát sao. Để giữ “uy tín” còn “làm ăn” trong những mùa sau, có thầy phải “bảo kê” cho học sinh bằng cách có những hành vi không mấy trong sáng khi thi cử. Đây chính là nguyên nhân gây nên phong trào “toàn dân đi thi” trong các kỳ thi tuyển vào cấp 3 trong mấy năm sau đó. (Vì người dân không chịu được bất công, làm thầy thì gian lận được, trong khi người dân thì bất lực). Đó chính là “bước ngoặt” thi cử từ chỗ tương đối nghiêm túc chuyển sang gian lận. Nhà trường, người thầy vốn được kính trọng bắt đầu mang những vết nhơ.

HỌC THÊM DẠY THÊM TRỞ THÀNH MỘT “VẤN NẠN”

Nhu cầu “học thêm” theo cách hiểu hiện nay xuất hiện từ khoảng 1984 – 1985. Cuối những năm 70 và những năm 80 của thế kỷ trước, chất lượng giáo dục suy sụp nghiêm trọng vì nhiều lý do. Trước hết là đời sống kinh tế khó khăn, thầy để đảm bảo tồn tại, không thể còn toàn tâm toàn ý cho việc dạy. Đó là lúc người ta có cái “định nghĩa” “thầy là người nuôi lợn giỏi và biết dạy học”, “ngoài việc dạy học ra, thầy còn thạo rất nhiều nghề khác”. Đời sống của trò cũng chẳng hơn gì. Sách vở giấy bút cũng thiếu ghê gớm. Cả thầy và trò đều ít quan tâm đến công việc chính của mình. Những chỉ tiêu thi đua duy ý chí khiến cho bệnh gian dối có điều kiện phát triển. Lớp nào cũng lên lớp 100% nên trong một lớp, số học sinh kém rất nhiều, làm ảnh hưởng đến việc học tập chung (những học sinh này thường “phá phách”, vì ngồi nghe mà chẳng hiểu gì). Trước cảnh ấy, thầy lại càng chán dạy. Hơn nữa, cải cách giáo dục năm 1981 có chủ trương thêm một lớp ở cấp trung học cơ sở (lớp 9), nhằm bổ sung một số kiến thức, đồng thời thêm một tuổi để phần lớn học sinh sau khi học xong cấp trung học cơ sở sẽ thêm “già dặn” vào học các trường dạy nghề. Theo chủ trương này, chỉ khoảng 30% học lên phổ thông trung học rồi qua lựa chọn vào các trường đại học. Nhưng điều này đã không được thực hiện do cách làm “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” của các cấp có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương. `

Đây chính là thời điểm mà ông Phạm Văn Đồng, Thủ tướng chính phủ lúc ấy phải ra lời kêu gọi “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”. Quả thật, trong những năm này, “trường” “lớp, “thầy”, “trò” không còn ra cái thể thống gì nữa.

Nhu cầu học thêm trước hết là của những học sinh chăm học, muốn học có chất lượng. Nhu cầu chính đáng này đã không thể được đáp ứng trong các giờ học chính khóa. Ban đầu, các “lớp” học do cha mẹ học sinh tổ chức. Bạn bè hoặc thường là cùng nơi làm việc, có con học cùng trình độ ở nhiều trường khác nhau, tập hợp lại, nhờ các mối quan hệ quen biết, tìm các thầy có uy tín cũng ở các trường khác nhau, mời dạy. “Lớp” học thường ở các gia đình có một phòng khách rộng. Những người thầy được mời đáp ứng nhu cầu ấy còn với thái độ dè dặt, thăm dò. Nhưng rất nhanh chóng, những “mặc cảm” được vượt qua. Quả thực, những học sinh có nhu cầu này đều là những học sinh chăm ngoan, nhiều người còn giỏi giang nữa, nếu họ không được học hành chu đáo thì thật vô cùng đáng tiếc, cha mẹ họ đều là những người tử tế, biết lo lắng cho con cái một nền tảng kiến thức vững vàng. Mặt khác, thu nhập của thầy qua “dạy thêm” rõ ràng là xứng đáng hơn việc thầy bỏ công ra nuôi lợn hay cuốn thuốc lá. Thầy không dạy trò trên lớp, không thể can thiệp vào điểm số , kết quả học tập của trò ở trường. Thầy chỉ có thể “xác lập vị trí” của mình hoàn toàn bằng trình độ và tư cách. Các gia đình học sinh có thái độ tôn trọng với giáo viên. Việc “tiền nong” mà các thầy ngại ngần được giải quyết khéo léo. Trong cuộc sống mới, với những quan niệm mới, thiết nghĩ, việc “dạy thêm, học thêm” ở mức độ này là có thể chấp nhận.

Sang những năm 90, cuộc sống đã có những chuyển biến tích cực, nhiều gia đình lo lắng cho việc học tập của con em hơn. Việc tự tập hợp tổ chức thành lớp học rồi mời thầy trở thành phổ biến. Tìm kiếm các thầy có uy tín lúc này không còn dễ nữa và không thật phù hợp. Tiện nhất là mời ngay thầy đang dạy con ở lớp với lời giải thích: “các thầy dạy các cháu trên lớp, biết cần dạy cái gì cho chúng.” Lời giải thích này ban đầu nghe có vẻ thuyết phục, vì rất thực tế. Nhưng nó đã rất nhanh chóng trở nên “thực dụng”. Ôn tập lại kiến thức cũ, rồi nâng cao, rồi rèn luyện, … lâu công lắm, không có hiệu quả ngay, nhất là với số học sinh yếu kém. Để có “uy tín”, lại để tỏ ra có sự “ưu ái” với đối tượng này, trước khi tiến hành làm bài kiểm tra ở lớp, thầy có “gợi ý” cho các bài sắp kiểm tra ở lớp “học thêm”. Ban đầu chỉ là “gợi ý”, thậm chí chỉ dừng ở mức “nói bóng nói gió” thôi, nhưng sau, “tay đã nhúng chàm” còn gì mà phải “giữ gìn” nữa. Để cạnh tranh, để thu hút nhiều học sinh tới lớp của mình, thầy không chỉ còn dừng lại ở mức “bóng gió” hay “gợi ý”. Dạy thêm học thêm đã có vấn đề rồi! Tác dụng tích cực đã bớt đi, thay vào đó là những tiêu cực. Nhiều học trò đi học chỉ là để “chiều” thầy, làm vui lòng thầy, để lẩn tránh những đòi hỏi chặt chẽ của thầy trên lớp.

Đáng trách nhất là một số thầy dạy các môn “chính” (Toán. Lý, Hóa, Ngoại Ngữ, Văn), khả năng chuyên môn kém, không có học sinh nào mời, bèn chủ động “kích cầu”. Thầy tự tổ chức ghi tên để thành lớp. Mới hình thành, lớp còn lèo tèo lắm. Thầy dạy thế nào học sinh đều biết cả! Nhưng chúng làm sao có thể trở thành “đối thủ” của thầy. Chỉ cần một “chiêu” là tình hình đã “chuyển biến về cơ bản”. Thầy ra đề kiểm tra “khác kiểu” một chút. Chỉ có những ai đi học thêm mới làm được. Lập tức những “kẻ bướng bỉnh” kia “biết thế nào là lễ độ”. Lớp học thêm của thầy trở nên tấp nập khác thường. Tôi đã biết có những “giáo viên dạy giỏi” (có bằng chứng nhận của cấp Sở hẳn hoi), trước mỗi buổi học thêm, yêu cầu học sinh để tiền học của buổi ấy lên bàn. Thầy tự đi thu. Thu xong, đếm lại cẩn thận, thì buổi học bắt đầu. Những cách hành xử như thế sao có thể gọi là “dạy thêm, học thêm”? Tôi xin nói thẳng: đây là hành động bất lương. Phải gọi như thế để vạch mặt những kẻ mồm xoen xoét “tất cả vì học sinh thân yêu” nhưng thực chất họ chỉ vì đồng tiền. Họ đã nêu những tấm gương vô cùng xấu xa cho lớp trẻ, bôi nhọ danh dự của người thầy. Phải đưa họ ra trước tòa án (tòa hình sự chứ không phải chỉ tòa án lương tâm) xử về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 của Bộ Luật hình sự, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Việc trao đổi về “học thêm, dạy thêm” không nên xem xét đến những kẻ giả danh này. Có như thế, việc bàn bạc mới có thể đến hồi kết thúc.

Dương Đình Giao

(Blog Ông Giáo Làng)
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

tin mới du lịch cô tô tin mới thiết bị camera cửa lưới chống muỗi cửa lưới chống muỗi tự cuốn thi công nội thất thiết kế nội thất loa đám cưới nhà nghỉ cô tô âm thanh hội trường báo online phiếu giảm giá gai goi ha noi gai goi sai gon gai goi cao cap gai goi cao cap ha noi gái gọi trần duy hưng gái gọi mỹ đình gái gọi kim liên chùa bộc danh sách gái gọi gái gọi cao cấp hà nội gái gọi sài gòn gái gọi hà nội gái gọi hà nội