Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Posted by jinson on 16:42 No comments
Nhà cầm quyền của đất nước này không những bưng bít lịch sử mà còn tái tạo lại nó để phục vụ hiện tại. Họ biết rằng, trong một nước cộng sản, sự thay đổi thường bắt đầu khi quá khứ bị thách thức

Đường phố Bắc Kinh
Lần đầu tiên khi tôi đến Trung Quốc vào năm 1984, các bạn học nước ngoài của tôi và tôi ở Đại học Bắc Kinh thường chơi một trò chơi với một cuốn sách hướng dẫn cũ. Đó là cuốn Nagel’s Encyclopaedia Guide: China (Sách hướng dẫn bách khoa của Nagel: Trung Quốc), được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1968 tại Thụy Sĩ và nêu các mô tả về các địa điểm văn hóa quan trọng được các nhà ngoại giao và học giả Pháp đến viếng. Chìa khóa cho chúng tôi là họ đã thu thập thông tin trong thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, tức là chỉ ngay trước khi Mao tung ra Cách mạng Văn hóa phá hủy hàng chục ngàn nơi thờ phượng và địa điểm lịch sử trên toàn Trung Quốc. Chúng tôi tìm một nơi ở Bắc Kinh và đạp xe đến để xem còn lại những gì. 

Tôi nhớ chuyến đi tìm Ngũ Tháp Tự, một ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 15 và gồm có năm tháp nhỏ trên một nền đá khổng lồ. Quyển Nagel nói là hầu hết đã bị phá hủy trong bạo loạn hồi cuối thế kỷ 20, và đầu thế kỷ 19, nhưng năm tháp nhỏ vẫn còn ở đó. Trên bản đồ Bắc Kinh thập niên 1980 không thấy có nó, nhưng cuốn Nagel kích thích chúng tôi. Ngôi chùa đó có còn không? 

Chúng tôi đạp xe tới đường Bạch Thạch Kiều (Baishiqiao/白石桥) và cố chồng bản đồ “Pekin” cũ của Nagel lên bản đồ của một Bắc Kinh cạn kiệt sau Cách mạng Văn hóa. Cuối cùng chúng tôi đã phải dừng lại và hỏi thăm. Sau nhiều cố gắng không kết quả, chúng tôi được dẫn qua cổng một nhà máy và vào đền thờ nằm khuất ở phía sau. Tất cả những gì còn lại là nền đá lớn, bên trên là 5 tháp đá. Ngói đã rơi ra khỏi mái nhà, và bia đá có khắc chữ và hoa văn bị vở bể nằm trên mặt đất. Cỏ dại mọc khắp nơi. Dù vậy, chúng tôi bước lên nền đá với một cảm giác kỳ lạ: ở đây có một cái gì đó đã biến mất khỏi bản đồ hiện nay nhưng vẫn tồn tại. Trong một công trình kiến trúc, chúng tôi có câu chuyện về tính vĩ đại văn hóa của Trung Quốc, về xâm lược nước ngoài, về tự hủy diệt văn hóa và cũng có câu chuyện về sự sống sót. Ở đây, nhờ cuốn sách hướng dẫn lạ mà chúng tôi có được lịch sử Trung Quốc một cách cô đọng - quá khứ cùng hiện tại. 

Quan sát Trung Quốc đôi khi đòi hỏi một ống kính như ống kính của Nagel. Đi bộ trên đường phố ở các thành phố của Trung Quốc, lái xe trên đường quê và đi viếng các trung tâm hấp dẫn du khách có thể bị mất phương hướng. Một mặt, chúng ta biết đây là một đất nước mà một nền văn minh phong phú từng tồn tại hàng nghìn năm, tuy nhiên chúng ta lại bị choáng ngợp bởi một cảm giác mất gốc. Các thành phố của Trung Quốc trông không có vẻ cổ xưa. Ở nhiều thành phố cũng có các địa điểm văn hóa và những bọc nhỏ cổ xưa nhưng nằm giữa một biển bê tông. Khi chúng ta bắt gặp quá khứ dưới dạng một ngôi đền cổ hay một lối đi hẹp, chỉ một chút điều tra sẽ cho thấy phần lớn là được tái tạo. Nếu bây giờ bạn quay trở lại chùa Ngũ Tháp, bạn sẽ thấy một ngôi chùa hoàn toàn tân trang, không một viên gạch hoặc ngói không đúng chỗ. Nhà máy đã bị kéo đổ và thay bằng một công viên, một bức tường, và một điểm bán vé. Chúng ta có thể đứng đúng ngay vị trí của cái đó gì cổ xưa nhưng chất lịch sử đã bị loãng đi đến mức như thể nó đã biến mất. 

Điều này nói cho chúng ta biết gì về một đất nước? Người lạc quan sẽ có cảm giác của sự năng động - ở đây, cuối cùng, là một đất nước đang vực dậy đi tới trong khi phần còn lại của thế giới trì trệ hoặc chậm rãi tiến về phía trước. Điều này luôn được nói với sự ngạc nhiên và sợ hãi. Đỉnh cao của thời đại kỳ lạ này xuất hiện ngay trước khi Thế vận hội năm 2008, khi truyền thông phương Tây tự va vấp cố tuôn ra những lời khen ngợi dạt dào nhất cho sự trỗi dậy / chuyển đổi / trẻ hóa (chọn từ sáo của bạn) của Trung Quốc. Điển hình là một nhà phê bình kiến trúc của New York Times, ông nói như mê sảng khi đến Bắc Kinh vào năm 2008 về “cảm giác không thể tránh được rằng bạn đang đi qua một cánh cổng đến một thế giới khác, một thế giới mà sự quyết tâm thay đổi đã bỏ các nước phương Tây ở lại trong đám bụi mù” và kết luận rằng “người ta tự hỏi không biết bao giờ phương tây mới bắt kịp”. 

Những cảm xúc khác mơ hồ hơn. Cảm giác cùn mằn nhất mà tôi nếm trãi là: một quốc gia đã xóa sạch hoàn toàn quá khứ của mình và sau đó tái tạo lại như thế - thì có thể tin cậy được hay không? Tại một quốc gia, hoặc một dân tộc, hay một nền văn minh, cái gì gây phiền toái nhiều đến nỗi lại vẫn không thoải mái sâu đậm với lịch sử của mình? Lịch sử được tán dương ở Trung Quốc. Người dân thường sẽ cho bạn biết mỗi khi có cơ hội rằng họ có 5 000 năm văn hóa: wuqiannian de venhua (ngũ thiên niên đích văn hoá). Còn đối với chính phủ, đó là mốc chuẩn cho tính chính đáng (legitimacy) trong hiện tại. Nhưng nó cũng là con quái thú đang ẩn trong bóng tối. 

Thật khó để nói quá vai trò của lịch sử trong xã hội Trung Quốc do một đảng cộng sản điều khiển. Chủ nghĩa cộng sản tự nó được dựa trên thuyết tất yếu lịch sử: một trong những luận điểm của Marx là thế giới đang vận động không thể tránh khỏi về phía chủ nghĩa cộng sản, một lập luận mà những người xây dựng chế độ như Lenin và Mao đã sử dụng để biện minh cho việc đi lên nắm quyền bằng bạo lực. Ở Trung Quốc, chủ nghĩa Mác được xếp lên trên nhiều ý tưởng cũ hơn về vai trò của lịch sử. Mỗi triều đại kế tiếp đã viết lịch sử của triều đại trước nó, và hệ tư tưởng chính trị chiếm ưu thế - cái mà hiện được gọi chung là Nho giáo - được dựa trên khái niệm vốn lý tưởng cho việc cai trị phải được tìm thấy trong quá khứ, với những vị vua đạo đức mô phỏng chúng. Thành quả là quan trọng nhưng chủ yếu như là bằng chứng về sự phán xét của lịch sử. 

Điều đó có nghĩa là lịch sử được kềm giữ tốt nhất với dây cương thật chặc. Ngay sau khi lên nắm quyền làm tổng bí thư đảng Cộng sản vào năm 2012, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tái nhấn mạnh quan điểm này trong một bài phát biểu quan trọng về lịch sử được công bố trên Nhân dân nhật báo , tờ báo chính thức của đảng. Tập Cận Bình là con của một quan chức đảng hàng đầu góp phần sáng lập chế độ, nhưng bị Mao thất sũng, và phải chịu đày đoạ trong Cách mạng Văn hóa. Một số người nghĩ rằng Tập Cận Bình có thể có một cái nhìn phê phán hơn đối với thời đại Mao, nhưng trong bài phát biểu nêu trên, ông nói rằng không nên sử dụng 30 năm cải cách bắt đầu dưới thời Đặng Tiểu Bình trong những năm cuối thập niên 1970 để “phủ nhận” 30 năm đầu của chế độ cộng sản dưới thời Mao.

Lý do không nói ra cho việc Tập Cận Bình không sẵn sàng từ khước thời đại Mao là Mao không chỉ là Stalin của Trung Quốc. Liên Xô đã có thể loại bỏ Stalin vì còn có Lenin như cha đẻ của nó. Đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao là Stalin và Lenin kết hợp lại; tấn công Mao và thời đại của ông là tấn công nền tảng của nhà nước Cộng sản. Năm năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc với cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, đảng đã đưa ra một tuyên bố lên án thời đại đó và vai trò của Mao lúc đó, nhưng tuyên bố đó cũng đã kết thúc thảo luận thêm về Mao qua việc khẳng địnhrằng “những đóng góp của ông cho cách mạng Trung Quốc vượt trội hơn những sai lầm của ông. Công của ông là chính và lỗi của ông là phụ.” 

Nhưng trên một bình diện rộng hơn, lịch sử đặc biệt nhạy cảm vì sự thay đổi trong một quốc gia cộng sản thường bắt đầu với việc lịch sử bị thách thức. Chẳng hạn, trong thập niên 1980 các nhóm như hội nghiên cứu lịch sử Tưởng niệm đã biến dạng thành một phong trào xã hội làm suy yếu Liên Xô qua việc phơi bày quá khứ bất ổn của nó. Trung Quốc hiện nay mạnh hơn Liên Xô thời Gorbachev, nhưng ký ức vẫn ngoài khả năng nắm giữ của chính phủ, đặt ra thách thức cho một chế độ mà lịch sử làm nên tính chính đáng. Mặc dù theo định nghĩa, lịch sử là quá khứ, nhưng nó cũng là hiện tại và tương lai của Trung Quốc. 

Lịch sử bị bưng bít? 

Các thành phố Trung Quốc là thành phố ma. Không phải theo nghĩa lãng phí về bất động sản – nhiều khu phức hợp rộng lớn xây dang dở, bỏ không, và đổ nát - dù thật sự có một số như vậy. Thay vì thế các trung tâm đô thị của đất nước này được xây dựng trên một quá khứ bị xoá mất mà chỉ đôi khi mới len lẫn vào hiện tại qua những cái tên lạ tai của đường phố, công viên, và điểm dừng tàu điện ngầm. 

Tại Bắc Kinh, cũng như hàng chục thành phố trên khắp đất nước, đường phố rất thường được đặt tên theo mối quan hệ của chúng với những thứ không còn tồn tại, những địa điểm hồn ma, chẳng hạn như cổng thành, đền, vòm tưởng niệm, và các sự kiện lịch sử bị lãng quên. Chẳng hạn, tại thủ đô, Bộ Ngoại giao nằm trên Chiêu Dương môn ngoại (Chaoyangmenwai/朝阳门外), tức là con đường ngoài cổng Chiêu Dương. Chỉ một vài trăm mét về phía tây, đường này đổi tên thành Chiêu Dương môn nội (Chaoyangmennei/朝阳门内), tức là con đường bên trong cổng Chiêu Dương. Ở giữa là đường Nhị Hoàn (二环: đường Vòng tròn thứ hai). Tên các con đường nàychỉ có ý nghĩa nếu bạn nhận ra rằng con đường vòng tròn này được xây dựng trên vị trí các bức tường thành, có một lối đi vào ngay ở đó, Chiêu Dương môn (Chaoyangmen/朝阳门), tức cổng Chiêu Dương. Tường thành đã trở thành một xa lộ và cổng vào trở thành ngã chuyển đổi ra vào (interchange). Không có gì khác ngoài những cái tên đường còn tồn tại trong khu phố này nhắc nhở bạn về các kiến trúc hồn ma đó. 

Luôn luôn có cách cho một người hoài nghi giảm nhẹ một hiện tượng bằng cách nói, nhưng gượm đã, rằng điều đó cũng tồn tại ở nơi khác. Ta có thể nói rằng tất cả các thành phố đều có các khu phố, các con đường được đặt theo tên những con người hoặc các sự kiện từ xa xưa không ai còn nhớ tới trừ những kẻ mọt sách. Điều này tất nhiên là đúng, nhưng ở Trung Quốc việc chuyển dịch về văn hóa lớn hơn, và các rào cản đối với ký ức cao hơn. Trung Quốc quả có bách khoa toàn thư trực tuyến, cũng như những cuốn sách giải thích lịch sử của Bắc Kinh. Một số thậm chí rất đắc hàng, chẳng hạn như công trình mở đường Thành Ký (城记:Sách ghi chép về thành phố) của phóng viên Vương Quân (Wang Jun/王军) thuộc Tân Hoa Xã. Nhưng các sách này đều bị biên tập mạnh bạo, và đòi hỏi phải có kiến thức văn hóa mà hầu hết người Trung Quốc ngày nay đều thiếu. Quay trở lại những năm 1990, vẫn có thể tìm thấy các nhà hoạt động công dân đã tranh đấu để gìn giữ thành phố cổ vì nó có ý nghĩa đối với họ. Ngày nay, rất ít dân Bắc Kinh đích thực sống trong thành phố cũ; họ đã dời chỗ ở đến các vùng ngoại ô và được thay thế bởi những di dân (những người nghèo từ vùng nội địa của Trung Quốc, hoặc người hồi hương giàu có) không có chút liên hệ với quá khứ của thành phố. Thành phố có những câu chuyện của nó, nhưng là bí ẩn đối với hầu hết cư dân. 

Một khác biệt nữa là những nỗ lực kỷ niệm quá khứ thường làm hiểu sai hoặc quá rời rạc thành vô nghĩa. Chẳng hạn, hầu như tất cả các bảng ghi ở di tích lịch sử đều nêu ra một lịch sử không trọn vẹn hoặc những điều dối trá trắng trợn. Ví dụ, cách một vài bước về phía đông Bộ Ngoại giao là Đông Nhạc miếu (miễu núi Đông). Phía trước nó có một bia đá ghi rằng nó đã là một công trình bảo tồn cấp quốc gia kể từ năm 1961. Một tấm bảng thứ hai trên tường cho biết thêm một vài chi tiết, giải thích ngôi miếu được xây dựng như thế nào vào thời nhà Nguyên (1271-1368) và là một đền thờ chính của đạo Lão. 

Thật ra, ngôi miếu đã bị rút ruột hoàn toàn trong Cách mạng Văn hóa, tượng trong miếu bị thiêu huỷ hoặc chở ra nhà kho rồi bị phá hủy ở đó. Trong số khoảng 50 tượng hiện có trong miếu chỉ có 5 tượng cổ, số còn lại đều là tượng mới. Năm tượng cổ thuộc một miếu khác, Tam Quan miếu (Sanguanmiao/三官庙: Miễu ba vị quan). Sau khi thời đại Mao kết thúc vào cuối thập niên 1970 và các đền chùa mở cửa trở lại, người ta không thể xác định được các tượng của miếu Đông Nhạc ở đâu nên mấy tượng của miếu Tam Quan vốn vẫn còn bị một văn phòng chính phủ chiếm, đã được đưa về đó. 

Du khách cũng không biết được gì về việc diện tích của ngôi miếu đã được bị giảm đi rất nhiều như thế nào trong Cách mạng Văn hóa vì nó đã bị các cơ quan an ninh quân sự và công an chiếm. Khi thời đại Mao kết thúc, họ bỏ trống phần lõi ở giữacủa ngôi miếu - ba khoảng sân và các kiến trúc mà ta thấy hiện nay. Phần còn lại do Công an chiếm cho đến thập niên 1990, và cuối cùng bị phá bỏ và biến thành đất thương mại vào đầu thập niên2000. Các kiến trúc còn lại tạm hoạt động như một ngôi miếu. Khi quân đội, công an dời đi, Bộ Văn hóa chuyển vào và biến ngôi miếu thành một bảo tàng văn hóa dân gian. Chỉ sau một cuộc đấu tranh kéo dài thì Hội Đạo Lão Trung Quốc mới giành lại quyền kiểm soát một phần của ngôi miếu vào đầu thập niên 2000, nhưng vẫn phải chia sẻ không gian. 

Tất nhiên, các bảng ghi chẳng giải thích chút gì về điều này. Thay vào đó, người ta có ấn tượng rằng ngôi miếu luôn luôn là như thế- một di tích xưa 800 năm trong quá khứ tuyệt vời của Trung Quốc. Lịch sử mà tôi đã phác thảo ra ở đây không phải là điều khẳng định hoặc có dựa trên các bằng chứng tài liệu chắc chắn mà là một cái gì đó được tôi tái tạo qua việc quan sát ngôi miếu hơn hai thập kỷ qua và qua việc chuyện trò với các thầy cúng đạo Lão hiện đang làm việc ở đó. Nhưng cho đến khi kho lưu trữ thành phố được mở thì đó có lẽ là điều tốt nhất chúng ta có thể hy vọng tới. 

Lịch sử bị tái tạo

Đảng Cộng sản không chỉ bưng bít lịch sử mà còn tái tạo lại nó để phục vụ hiện tại. Ở Trung Quốc, điều này tiếp sau việc đảng gần tới tự hủy diệt trong Cách mạng Văn hóa, dẫn đến một tìm kiếm tuyệt vọng cho tính chính đáng về hệ tư tưởng. Lúc đầu, chủ yếu là về kinh tế, nhưng sau vụ thảm sát người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, đảng đã bắt đầu tự thúc đẩy bản thân tích cực hơn như những kẻ bảo vệ cho nền văn hóa và truyền thống Trung Quốc. 

Một cách mà họ đã bắt đầu làm điều này là tự định vị mình như người bảo vệ “di sản văn hóa phi vật thể”, một thuật ngữ lấy theo Unesco, tổ chức này giữ một danh sách các truyền thống quan trọng đối với các quốc gia cụ thể theo từng nước. Trái ngược với các đia điểm di sản thế giới vốn là những cấu trúc vật lý như Vạn Lý Trường Thành hoặc Tử Cấm Thành, di sản phi vật thể bao gồm âm nhạc, ẩm thực, sân khấu, lễ hội.

Mãi tới thập niên 1990 Trung Quốc, một số trong những truyền thống này vẫn bị gán là “mê tín phong kiến”, một thuật ngữ xúc phạm trong từ vựng của cộng sản đồng nghĩa với các tập quán văn hóa lạc hậu. Ví dụ, đám tang kiểu xưa bị bài xích khắp nơi, nhưng bây giờ lại nằm trên danh sách văn hóa phi vật thể của chính phủ. Tới âm nhạc tôn giáo vốn chỉ trình diễn trong các dịp lễ hội trong các đền thờ đạo Lão cũng thế. 

Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã tự giấu mình trong lớp vỏ bọc truyền thống triệt để hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi hệ thống đế chế sụp đổ vào năm 1911. Xây dựng trên công việc của các tiền nhiệm, đặc biệt là Hồ Cẩm Đào và lời kêu gọi về một “xã hội hài hòa” (hexie shehui/和谐社会) nghe có vẻ của đạo Lão, chương trình tư tưởng của Tập Cận Bình bao gồm việc thừa nhận rõ ràng các hình tượng đạo đức và tôn giáo truyền thống. 

Năm 2013, theo một bài báo tin tức ngày 5 tháng 12, Tập Cận Bình đi thăm quê hương Khổng Tử ở Khúc Phụ (Qufu/曲阜), nhặt cuốn Luận ngữ - một cuốn sách về các câu nói và ý tưởng của nhà triết học vĩ đại này - cùng cuốn tiểu sử của ông này, và tuyên bố: “tôi muốn đọc cẩn thận hai quyển này”. Ông cũng đặt ra câu cách ngôn kiểu Khổng Tử của riêng mình - “một nhà nước không có đạo đức thì không thể trường tồn”. Năm sau, ông trở thành nhà lãnh đạo đảng Cộng sản đầu tiên tham gia lễ kỷ niệm sinh nhật của Khổng Tử. Phát biểu tại Hội Nho giáo quốc tế, Tập Cận Bình nói: “để hiểu Trung Quốc ngày nay, dân tộc Trung Quốc ngày nay, chúng ta phải hiểu văn hóa và huyết thống Trung Quốc, và nuôi dưỡng việc nắm giữ chính mãnh đất văn hóa riêng của dân tộc Trung Quốc”.Những lời bóng gió cổ điển của ông đã trở nên nhiều đến mức vào ngày 8 tháng 5 năm 2014, tờ Nhân dân nhật báo đã phải đăng một trang đầy để giải thích chúng. 

Không lâu sau khi Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo đảng, những lời hô hào truyền thống đã chiếm lĩnh không gian công cộng của các thành phố ở Trung Quốc. Ví dụ vào giữa năm 2013, nhiều áp phích bắt đầu treo khắp Trung Quốc, khéo léo chiếm dụng nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, ghép những hình ảnh này với những thứ liên quan tới “Giấc mơ Trung Quốc”. 

Giấc mơ Trung Quốc là đóng góp của Tập Cận Bình vào kho khẩu hiệu quốc gia - mỗi nhà lãnh đạo đứng đầu phải có ít nhất một khẩu hiệu. Hầu hết đều đề cập đến các chủ thuyết bí hiểm, chẳng hạn như  thuyết “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân, thuyết này đặt ra công việc cho đảng là phải đại diện cho một mảng xã hội rộng lớn hơn so với trước đây. Ngược lại, ý tưởng Tập Cận Bình đơn giản để nắm bắt hơn – ai mà không có một giấc mơ? Khẩu hiệu trở nên liên kết với nhiều mục tiêu, trong đó có chủ nghĩa dân tộc và việc Trung Quốc vươn lên nổi trội trên toàn cầu, nhưng ở trong nước, hình ảnh của nó gần như luôn luôn liên quan đến văn hóa và đạo đức truyền thống. 

Ở Trung Quốc, hầu hết việc tuyên truyền lâu nay trông nhàm chán: thường là biểu ngữ đỏ với chữ trắng hoặc vàng cổ vũ người dân theo chủ trương của đảng Cộng sản, tuân thủ điều tra dân số, hoặc làm cho khu vực địa phương họ đẹp hơn. Tuy nhiên, các áp phích Giấc mơ Trung Quốc thì đầy màu sắc, tươi sáng và xinh xắn. Nhiều áp phích trong số đó chứa tranh vẽ những tượng đất sét nhỏ được nặn bởi “Nê nhân Trương” (Niren Zhang/泥人张: người nặn đất sét họ Trương), một nghệ nhân nổi tiếng được ưa thích và nổi tiếng tại Trung Quốc như Norman Rockwell ở Mỹ. Theo truyền thống, những tượng nhỏ bằng đất sét này thể hiện các cảnh trong đời sống hàng ngày và tôn giáo, hay giải trí, chẳng hạn như các nhân vật trong Kinh kịch, hay các vị thần như Quan Công. Nhiều bộ tượng này đã được gửi đến hội chợ thế giới trong những năm cuối của triều đại nhà Thanh (1644-1911) như là ví dụ về nghệ thuật Trung Quốc. 

Nổi tiếng nhất trong những áp phích Giấc mơ Trung Quốc có ảnh tượng của một cô bé mũm mĩm,nghiêng đầu  mơ màng của người nặn tượng họ Trương.Bên dưới là một bài thơ đúc kết ước mơ cá nhân và đất nước:

Ôi Trung Hoa
Giấc mơ của ta
Một giấc mơ hoa

Tác giả của bài thơ này là Nhất Thanh (Yi Qing/一清), bút danh của Tạ Liễu Thanh (Xie Liuqing /谢柳青). Ông Thanh là một biên tập viên của tạp chí Thế giới Hán ngữ và đứng đầu Blog nổi tiếng của Trung Quốc Salon, một blog trao đổi chủ yếu với các vấn đề dân tộc và được đăng ký dưới trang web chính thức của Bộ tuyên truyền. Thanh cũng viết kịch và nhạc kịch, tất cả đều ca ngợi đảng và đặc biệt là Mao. Vài chục tác phẩm của ông dựa trên những sự kiện lịch sử lớn đã được xuất bản, dựng thành phim hoặc chương trình truyền hình, hay trình diễn ở nhà hát. Một số bài viết trên blog của ông đã được đăng trên tờ Cầu Thị (求是: Tìm kiếm điều đúng), tạp chí tư tưởng chính của đảng. 

Ở một mức độ, ông Thanh có thể chỉ đơn giản là xem như là một nhân viên mù quáng của chính quyền, nặn ra chất liệu cho chiến dịch mới nhất của nhà nước. Nhưng khi tôi đến thăm ông vào năm 2013, câu chuyện của ông hóa ra là thú vị hơn, và phát hiện ra những kỹ thuật tuyên truyền tinh vi được đảng cộng sản sử dụng trong thập niên 2010 để tạo ra một hệ tư tưởng có thể liên kết chủ nghĩa cộng sản với những giá trị truyền thống. 

Ông Thanh mời tôi đến phòng làm việc của ông. Hóa ra đó là một phòng tại khách sạn Ordos ở Bắc Kinh. Tôi ngạc nhiên khi biết rằng Xie không có một phòng làm việc phù hợp tại công sở vì ông không phải là quan chức chính phủ như tôi đã tưởng mà chỉ là một nghệ sĩ tự do (freelancer). Chúng tôi trò chuyện một lúc và ông nói với tôi ông gốc ở Hồ Nam, cùng quê với Mao Trạch Đông. Hầu hết các công trình của ông Thanh là nói về Mao, người mà ông ta cho là một anh hùng của Trung Quốc hiện đại. Ông Thanh nói “Bạn có thể chỉ trích ông ấy, nhưng bạn không thể phủ nhận rằng ông ấy quan trọng. Tôi tin chắc điều đó.”

Tham gia với chúng tôi có thêm Trương Gia Bân (Zhang Jiabin/张嘉斌), một biên tập viên của nhà xuất bản Hồng Kỳ, một công ty của đảng cộng sản vừa xuất bản một bộ sưu tập của các áp phích, và cũng là thơ của Tạ Liễu Thanh. Ông Thanh cho chúng tôi xem một đoạn video ngắn của một buổi lễ ca tụng các áp phích Giấc mơ Trung Quốc. Trong clip này, ông Thanh giải thích rằng ông đã nhìn thấy bức tượng dấu ấn cô gái mũm mĩm lúc ở tại một cuộc triển lãm ở khu Hoài Nhu (Huairou/怀柔) Bắc Kinh. Ông đăng nhiều ảnh trực tuyến với một vài câu thơ đối.

Đầu năm 2013, khi ban văn minh, một cơ quan chính phủ, lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng bá ý tưởng về giấc mơ Trung Quốc của Tập Cận Bình, họ đã nhìn thấy những bài thơ của Tạ Liễu Thanh cùng hình ảnh của các nhân vật. Ông đã gặp với các quan chức và cùng hợp sức suy nghĩ nẩy ra ý tưởng mở rộng chiến dịch bao gồm nhiều loại hình văn hóa truyền thống, kể cả tranh dân quê và tranh khắc gỗ.

“Họ nói, này, chúng tôi cần nhiều thơ hơn nữa vì vậy tôi chỉ thảo vội ra một cách nhanh chóng và bây giờ chúng hiện lên,” ông nói khi đoạn video kết thúc. “Nó phải là một chiến dịch dài 60 000km. Đó là số kilomet đường cao tốc có ở Trung Quốc - chúng tôi nói đùa rằng phảiphủ nó trên mỗi mét đường”.

Đó khó thể là một sự cường điệu. Thật khó để tránh các áp phích.Có lúc các áp phích cổ xuý các giá trị truyền thống như lòng hiếu thảo ( “trung thực và quan tâm, được truyền lại qua nhiều thế hệ”), lúc khác lại là lòng ngưỡng mộ triệt để đối với đảng Cộng sản ( “cùm dưới chân, còng trên tay / cỏ mạnh chịu được gió to / đảng viên Cộng sản lên đường / núi có thể lay nhưng lòng người không hề chuyển / nhiệt huyết hoà hoa xuân sẽ viết nên lịch sử hôm nay “). Đôi khi chúng chỉ đề cao tinh thần yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc (“Đất nước ta tươi đẹp” và “Đó là mùa xuân cho tương lai của cha chúng ta”). Tất cả cho thấy làm saocó đồng minh nào tốt hơn lịch sử đối với chính phủ hiện nay. 

Lịch sử được phục hồi 

Đôi khi việc lịch sử nổi lên trở lại trong ý thức cộng đồng là không có chủ ý và phi chính trị. Điều này làm tôi chú ý tôi một ngày vào năm 2014 khi tôi đi nghe một buổi nói chuyện tại văn phòng chính của Cục Lưu trữ Quốc gia, bên cạnh Công viên Bắc Hải ở Bắc Kinh. Diễn giả là Lưu Quốc Trung (Liu Guozhong/刘国忠), giáo sư tại Đại học Thanh Hoa có giọng nói nặng và đôi mắt nhỏ thường biến mất khi ông cười. Ông Trung nói tự do không theo ghi chép sẵn trong 90 phút về một cái gì đó có vẻ mơ hồ nhưng lại dần dần làm lay động giới trí thức Trung Quốc: việc phát hiện bản văn dài 2 500 năm trước đây bị thất lạc.

Các bản văn tiếng Trung xưa nhất được biết đến được gọi là giáp cốt văn. Viết trên mai rùa, chúng thường liên quan đến một phạm vi hẹp các chủ đề: các loại cây trồng nên trồng vào ngày nào, nhà vua có nên phát động một cuộc chiến tranh không? Kết hônra sao? Đi lại thế nào? Thông qua chúng, những mối quan tâm cơ bản của cuộc sống của vua có thể được đong đếm. 

Các bản văn mà chúng ta tìm hiểu về chúng ở đây được viết sau hơn một thiên niên kỷ trên các thẻ tre, chúng có chiều dài bằng đôi đũa. Những bản viết này không mô tả đủ thứ chuyện về cuộc sống của triều đình mà là loại văn bản đầu tiên (ur-text) của văn hóa Trung Hoa. Trong 20 năm qua, ba lô thẻ tre thuộc thời kỳ này đã được khai quật. Giáo sư Trung ở đó để giới thiệu lô thứ ba - và là lô lớn nhất - của khám phá này, bộ 2 500 thẻ tìm được đã được tặng cho Đại học Thanh Hoa năm 2008.

 Dự án này nhằm phân loại và nghiên cứu các thẻ được nhà sử học nổi tiếng nhất của Trung Quốc, Lí Học Cần (Li Xueqin/李学勤) lãnh đạo. Ông Cần đứng đầu nhiều dự án lớn, trong đó có một nỗ lực trong những thập niên 1990 để xác định thời gian các triều đại bán thần thoại cách đây khoảng 5 000 năm, chẳng hạn như Hạ và Thương, được xem như các triều đại sớm nhất trong nền văn minh Trung Quốc. Qua hàng nghìn năm, sự tồn tại của cac triều đại này xem như chuyện hiển nhiên, mặc dù không có văn bản hoặc các tài liệu khảo cổ học liên quan đến một số là có thể truy nguồn được (tính lịch sử của thời nhà Hạ đặc biệt đáng nghi ngờ). Vào đầu thế kỷ 20, các nhà sử học ở Trung Quốc bắt đầu một phong trào “cổ đại nghi vấn”, chấn vấn sự tồn tại của các triều đại này, khẳng định rằng chúng chỉ đơn thuần là chuyện hoang đường. Việc đó chẳng những là một tranh luận trí thức mà nó còn hơn thế, thách thức cả sự chắc chắn ấp ủ sâu kín trong người Trung Quốc rằng nền văn minh của họ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên hành tinh, xa xưa như Ai Cập cổ đại. Nỗ lực của ông Cần cốt yếu là đẩy lùi sự hoài nghi này, qua việc sắp xếp các bằng chứng cho thấy các triều đại đó thực sự tồn tại.

Các thẻ tre mà ông Trung mô tả thuộc một thời kỳ sau đó rất nhiều, nhưng chúng thách thức tính chắc chắn của nền văn hóa Trung Quốc theo những cách có thể sâu sắc hơn. Các bản văn này bắt nguồn từ thời Chiến quốc, một thời đại hỗn loạn ở Trung Quốc kéo dài từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên. Tất cả các trường phái tư tưởng chính của Trung Quốc tồn tại ngày nay đều bắt nguồn từ thời kỳ này, đặc biệt là Lão giáo và Nho giáo vốn là hệ tư tưởng chính trị chiếm ưu thế của đất nước, mà  các vị vua và hoàng đế noi theo - ít nhất trên lý thuyết - cho đến thế kỷ thứ 20.

Các thẻ tre làm thay đổi cách chúng ta hiểu về thời kỳ này. Một số người đã so sánh tác động của nó đối với sự hiểu biết về quá khứ của Trung Quốc với cách mà quá khứ đã được nhìn trong thời Khai sáng của châu Âu, một giai đoạn khi các văn bản cốt lõi của phương tây lần đầu tiên được phân tích như là tài liệu lịch sử thay vì là văn bản được chuyển giao nguyên vẹn từ thời xa xưa. “Như thể đột nhiên bạn có các văn bản bàn luận về Socrates và Plato mà bạn không biết là có tồn tại,” Sarah Allan, giáo sư đại học Dartmouth từng làm việc với ông Cần và ông Trung trong dự án, nói với tôi một vài tháng trước khi tôi nghe ông Trung nói: “Mọi người cũng nói nó giống như các cuộn giấy tài liệu cổ ở biển Chết, nhưng chúng quan trọng hơn thế. Đó không phải là tài liệu giả mà những văn bản này là từ thời kỳ khi mà phần cốt lõi của triết học Trung Quốc đang được thảo luận. Chúng đang làm biến đổi sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Trung Quốc“. 

Một trong những ý tưởng đáng ngạc nhiên đi vào trong các văn bản mới là những ý tưởng vốn chỉ được nhắc đến trong các sách kinh điển Nho giáo hiện nay được phát hiện như là trường phái tư tưởng toàn diện thách thức những ý tưởng truyền thống chính yếu. Ví dụ, một bản văn lập luận ủng hộ việc chọn người theo tài đức mạnh mẽ hơnrất nhiều so với được thấy trong các kinh sách hiện đang được biết đến của Nho giáo. Cho đến nay, kinh sách Nho giáo chỉ cho phép việc thoái vị hoặc việc thay thế một nhà cai trị như là điều ngoại lệ hiếm hoi; nếu không phải là cha truyền con nối ngôi vua - một quan điểm theo hướng thành lập và phản cách mạng nhiều hơn. Các bản văn mới lập luận chống lại điều này. Đối với một nhà nước độc tài tự bọc mình trong “truyền thống” để biện minh cho quyền cai trị vĩnh viễn, ý nghĩa của trường phái mới này là tế nhị nhưng thú vị. Allan nói với tôi “Đó không phải là kêu gọi dân chủ mà nó lập luận mạnh mẽ hơn cho việc cai trị dựa trên tài đức thay vì cha truyền con nối.” 

Trở lại khán phòng bên cạnh Công viên Bắc Hải, giáo sư Trung tiếp tục nói về những phát hiện mới. Ông phóng các tiêu đề chính của tờ báo trên màn hình. Truyền thông ở Trung Quốc rất quan tâm, ông nói. Sau khi mỗi tập được phát hành, truyền thông Trung Quốc lao vào thảo luận về những phát hiện này, trong khi các blog và những người nghiệp dư cũng cố tự giải thích những phát hiện mới theo cách của mình. Khán giả chăm chú lắng nghe ông Trung khi ông vạch ra lịch trình xuất bản của nhóm Thanh Hoa. 

“Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có 15 tập nữa, tức là thêm 15 năm nữa - cho đến khi tôi nghỉ hưu”, ông Trung vừa nói vừa cười. “Nhưng lúc đó bạn và những người khác sẽ tranh luận việc này cho đến cuối thế kỷ này. Nghiên cứu không dứt.” 

Giáo sư Trung kết luận và cúi chào khán giả. Ông tiếp tục nói cho tới hết 90 phút được phân bổ còn các nhân viên phụ trách trông cho mau hết để ra về. Ngay khi ông rời bục giảng là họ đã bắt đầu tắt đèn. Nhưng khán giả đổ xô lên sân khấu, dồn dập đưa ra nhiều câu hỏi cho giáo sư Trung. Có một ông từ Hội Nghiên cứu kinh Dịch hỏi họ sẽ xử lý bản văn mới này như thế nào về việc bói toán. Một sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Bắc Kinh háo hức hỏi về ý nghĩa chính trị của sự thoái vị. Giá o sư Trung đã trả lời tất cả lúc phân phát danh thiếp. Khi tờ cuối cùng của chồng danh thiếp phát xong, mọi người bắt đầu chuyển chúng vòng quanh, chụp ảnh danh thiếp của ông với điện thoại di động. Gian phòng bây giờ chỉ được chiếu sáng nhờ ánh sáng lờ mờ của mặt trời mùa đông. Các nhân viên bảo vệ đứng phía sau chờ để khóa cửa nhưng đám đông mấy chục người không để cho giáo sư Trung đi. Đối với họ, ông đã nắm giữ một chìa khóa cho hiện tại: quá khứ.

Ian Johnson

* Bài tiểu luận này được làm gọn từ quyển The Oxford Illustrated History of Modern China (Lịch sử Trung Quốc hiện đại qua hình ảnh của Oxford), sẽ được xuất bản bởi OUP vào ngày 23 tháng 6

 Nguyên văn: China’s memory manipulators (Guardian 8-6-16)

Bản dịch của Phan Văn Song

(Viet-studies)
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

tin mới du lịch cô tô tin mới thiết bị camera cửa lưới chống muỗi cửa lưới chống muỗi tự cuốn thi công nội thất thiết kế nội thất loa đám cưới nhà nghỉ cô tô âm thanh hội trường báo online phiếu giảm giá gai goi ha noi gai goi sai gon gai goi cao cap gai goi cao cap ha noi gái gọi trần duy hưng gái gọi mỹ đình gái gọi kim liên chùa bộc danh sách gái gọi gái gọi cao cấp hà nội gái gọi sài gòn gái gọi hà nội gái gọi hà nội