Mỹ sắp triển khai đồng thời hai cụm tác chiến tàu sân bay ở Biển Đông đề phòng bất trắc |
National Interest (Mỹ) ngày 10/6 nhận định, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter và đô đốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri - La làm nổi bật đứt gãy chiến lược sâu sắc trong khu vực và Biển Đông đã trở thành chiến trường mới của ở châu Á. GS Richard Javad Heydarian thắc mắc phài chăng Trung Quốc chống lại cả thế giới?
“Thái Bình Dương rộng lớn đủ chỗ cho cả hai nước lớn như Mỹ và Trung Quốc”, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố như vậy trong cuộc gặp với tổng thống Mỹ Barack Obama tại Sunnylands năm 2013. Lạc quan về một kỷ nguyên hợp tác mới, ông Tập đề xuất một “mô thức quan hệ nước lớn kiểu mới”.
Ba năm sau, hai nước Mỹ và Trung Quốc va chạm nhau ở Biển Đông, tuyến hải lộ quan trọng nhất thế giới. Sự kình địch Mỹ-Trung ngày càng tăng và những phản ứng của khu vực đã bộc lộ tại Đối thoại Shangri-La mới đây, nơi các quan chức lãnh đạo quốc phòng và chuyên gia thế giới gặp nhau tại Singapore.
Mặc dù bớt gay gắt hơn trông đợi, phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter là sự nỗ lực biện minh cho sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á, cũng như tăng cường liên minh an ninh với một loạt các cường quốc khu vực. Ông nói về những ưu thế quân sự vượt trội tiên phong của Mỹ, như đội tàu ngầm không người lái mới thuộc lớp Virginia, loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới B-21. Giới thiệu Mỹ như một siêu cường ôn hòa, ông Carter cổ súy mong muốn chia sẻ những năng lực tối tân với các đối tác tại châu Á-Thái Bình Dương , đặc biệt là Nhật Bản và Úc.
Tuy nhiên, ông chủ Lầu Năm Góc tỏ ra cứng rắn khi nói về Trung Quốc và những tham vọng khu vực ngày càng tăng của Bắc Kinh. Ông Carter công khai cáo buộc Trung Quốc về những hành động hung hăng chưa từng có tiền lệ khiến người ta nghi ngờ những ý đồ chiến lược của nước này. Ông cảnh báo, nếu những hành động này tiếp tục, Trung Quốc rút cuộc sẽ tự dựng bức Trường Thành tự cô lập. Ông xem những hành động của Trung Quốc là khiêu khích, gây bất ổn và tự cô lập.
Theo National Interest, bộ trưởng quốc phòng các nước phương Tây và khu vực từ Pháp tới Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam cũng đều bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông. Chỉ trong hai năm qua, Trung Quốc đã bồi lấp 3.200 mẫu Anh (1.295 ha) trong vùng biển tranh chấp, ráo riết xây dựng phi pháp những hòn đảo nhân tạo khồng lồ.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã triển khai những loại vũ khí tiên tiến tới một số đảo tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, từ các hệ thống radar cao tần tới tên lửa phòng không cho đến chiến đấu cơ phản lực. Việc Trung Quốc tăng cường lực lượng dân quân biển cũng là một nguồn gây quan ngại khác. Trong bối cảnh Trung Quốc ráo riết xây dựng hệ thống quân sự tại khu vực, dư luận ngày càng lo ngại Trung Quốc sẽ sớm ở tuyến bố thiết lập một “vùng miễn trừ”, từ chối các chuyến bay tự do cũng như lưu thông hàng hải đối với các lực lượng quân sự khu vực cũng như thế giới.
Cụm tác chiến tàu sân bay Stennis đang hoạt động ở Biển Đông
Siêu tàu khu trục hạm trị giá 4 tỷ USD này cũng sẽ sớm có mặt tại châu Á-Thái Bình Dương
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter đã 38 lần nhắc tới từ “nguyên tắc”, cố gắng vạch rõ những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông như một mối đe dọa đối với luật pháp quốc tế và lợi ích rộng lớn hơn của cộng đồng quốc tế, đặc biệt khi nó trở thành lợi ích chung toàn cầu như tự do hàng hải và hàng không.
Một chủ đề thường xuyên xuất hiện trong các phát biểu và trao đổi giữa các quan chức quốc phòng hàng đầu là vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” ngang ngược và phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Manila đã khởi kiện Bắc Kinh ra Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển vào năm 2013, ít tháng sau vụ tranh chấp nguy hiểm giữa hai nước tại bãi cạn Scarborough.
Trước thời điểm tòa ra phán quyết, nhóm các nước công nghiệp phát triển G7, Úc và hầu như toàn bộ các tay chơi đáng kể trong khu vực đều hoặc công khai hoặc gián tiếp bày tỏ sự ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế.
Trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần đầu tiên tổ chức hồi đầu năm nay, cả hai bên đều coi luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS là vấn đề then chốt trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuyên bố chung kêu gọi triệt để tôn trọng hành động pháp lý của các bên liên quan. Trước sự lo lắng của Trung Quốc, các nước mạnh ở Đông Nam Á khác như Indonesia và Việt Nam vẫn đang theo sát diễn biến vụ kiện của Philippines cũng có thể tiến hành bước đi tương tự, National Interest nhận định.
Đáp trả, Trung Quốc tìm cách phá tính hợp pháp của tòa án quốc tế bằng cách xây dựng một liên minh quốc tế ủng hộ, tập hợp khoảng 40 quốc gia hầu hết là những nước nghèo, nằm sâu trong lục địa và không có biển hòng vận động các nước này ủng hộ quan điểm sai trái về Biển Đông.
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc lớn tiếng tại Đối thoại Shangri-La rằng: “Chúng tôi không bị cô lập trong quá khứ, không bị cô lập hiện nay và cũng sẽ không bị cô lập trong tương lai”. Tôn Kiến Quốc cho rằng Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm toàn cầu. Tôn còn cáo buộc Philippines là nước đầu tiên xâm chiếm Biển Đông và đang hủy hoại hòa bình khu vực bằng việc khởi kiện ra tòa mà không có sự đồng thuận của Trung Quốc.
Nhắc lại luận điểm quen thuộc rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc dựa trên chứng cứ lịch sử, điều mà hầu như chẳng chuyên gia về Trung Quốc nào thừa nhận, Tôn Kiến Quốc còn tố cáo Mỹ và các đồng minh áp dụng tâm lý Chiến tranh Lạnh và thành kiến, đồng thời cảnh báo rằng Trung Quốc “không sợ rắc rối”. Tôn chối bỏ Trung Quốc không chịu trách nhiệm về tình hình căng thẳng dâng cao trong khu vực, rằng Trung Quốc không có tham vọng bá quyền. Tôn cũng tố cáo Mỹ và đồng minh “khiêu khích” và theo đuổi những lợi ích ích kỷ của bản thân.
Tôn còn cao giọng nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ gây đe dọa đối với tự do hàng hải ở bất cứ tuyến hải lộ quốc tế nào, đặc biệt là ở Biển Đông (điều mà chẳng ai dám tin). National Interest kết luận hai bài phát biểu quan trọng nhất của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter và Tôn Kiến Quốc đã làm nổi bật đứt gãy chiến lược sâu sắc trong khu vực và Biển Đông đã trở thành chiến trường mới của ở châu Á.
Thục Ninh
(VietTimes)
Categories: Biển Đông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét